Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên.
Những đề tài chính trong quản lý & quản lý doanh nghiệp
Quản lý nói chung hay quản lý doanh nghiệp nói riêng bao gồm những đề tài chính sau:
Chức năng cơ bản của quản lý
- Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau…) lên các kế hoạch hành động.
- Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch.
- Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.
- Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).
- Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
Cơ cấu chính sách kinh doanh
- Nhiệm vụ (mission) kinh doanh là mục đích rõ ràng nhất của một doanh nghiệp.
- Tầm nhìn (vision) của việc kinh doanh phản ánh những nguyện vọng của doanh nghiệp cũng như chỉ rõ phương hướng phát triển và đích đến trong tương lai của doanh nghiệp đó.
- Mục tiêu (objectives) kinh doanh có quan hệ mật thiết với hệ quả của các hoạt động mà mỗi nhiệm vụ nhất định nhắm vào.
- Chính sách (policy) kinh doanh là một hướng dẫn bao gồm những quy định, mục tiêu cùng những điều lệ có thể được dùng trong việc ra quyết định của những nhà quản lý. Chính sách cần phải dễ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn đồng thời phải dễ truyền đạt và dễ hiểu đối với công nhân viên.
- Chiến lược (strategy) kinh doanh của doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với sự kết hợp hài hòa giữa phương hướng hoạt động trong tương lai, cũng như là các nguồn lực sẽ được sử dụng, để xác định được tầm nhìn của việc kinh doanh và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đó là một hướng dẫn tới những nhà quản lý, quy định họ nên cấp phát và sử dụng các yếu tố sản xuất như thế nào để tạo nên lợi thế trong kinh doanh. Bước đầu, họ có thể giúp các nhà quản lý tìm ra loại hình kinh doanh phù hợp.
Làm thế nào để thực hiện các chính sách và chiến lược kinh doanh?
- Tất cả các chính sách và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải được đưa ra bàn luận và thống nhất với các cấp quản lý và các bộ phận khác.
- Nhà quản lý phải hiểu thực hiện các chính sách và chiến lược ở đâu và như thế nào.
- Mỗi ban ngành đều phải có một kế hoạch hành động cụ thể.
- Các chính sách và chiến lược kinh doanh cần được xem xét và nghiên cứu lại một cách thường xuyên.
- Các kế hoạch đề phòng bất ngờ cần được nghiên cứu để có thể ứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp cần đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên.
- Để việc kinh doanh phát triển thuận lợi, môi trường kinh doanh tốt là một trong những yếu tố tối quan trọng.
Phát triển các chính sách và chiến lược kinh doanh
- Nhiệm vụ, mục tiêu, ưu điểm, nhược điểm của các phòng ban cần được nghiên cứu cụ thể để xác định rõ vai trò của từng bộ phận trong việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
- Phương pháp dự báo phác thảo được một bức tranh xác thực về môi trượng kinh doanh trong tương lai.
- Một bộ phận kế hoạch cần được thành lập để đảm bảo các kế hoạch đề ra là nhất quán và các chính sách, chiến lược kinh doanh đều nhắm tới chung một mục đích và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Các kế hoạch đề phòng bất trắc cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Để cho các chính sách riêng của từng phòng ban có thể được thực hiện, tất cả các chính sách chung của doanh nghiệp cần được đưa ra nghiên cứu và bàn bạc trước các cấp quản lý và các bộ phận chức năng trong công ty.
Các chính sách và chiến lược trở nên phù hợp với kế hoạch kinh doanh ở điểm nào?
- Các chính sách và chiến lược của doanh nghiệp đưa ra cho các quản lý cấp trung và cấp thấp các ý tưởng, kế hoạch hành động cho từng phòng ban.
- Các chính sách và chiến lược này là một bộ khung cho các kế hoạch và các quyết định của doanh nghiệp.
- Các quản lý trung cấp và hạ cấp có thể đưa ra những kế hoạch làm việc riêng cho các phòng ban dựa trên chiến lược chung của doanh nghiệp.