06 bước của một quy trình thiết kế Website chuyên nghiệp

Có rất nhiều quy trình khác nhau để thiết kế một website chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm thiết kế website chuẩn SEO, thiết kế website chuyên nghiệp cho những đối tác lớn nhỏ, trong và ngoài nước, các kỹ thuật viên của Webthietke đã đúc kết quy trình thiết kế website với 06 bước thường gặp sau đây.


 

Bước 01: Thu thập thông tin

Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế website chuyên nghiệp là thu thập thông tin. Mọi người thường có câu là “garbage in, garbage out”, tức là đầu vào như thế nào thì đầu ra như thế đấy. Vì vậy, nếu như bạn không thu thập đầy đủ và chính xác thông tin trước khi bắt đầu thiết kế web thì Website của bạn rất có khả năng sẽ đi chệch hướng với những mục tiêu yêu cầu ban đầu.

Để có thể thu thập thông tin hiệu quả, bạn cần xác định trước về những vấn đề sau:

  1. Mục tiêu của việc thiết kế website là gì?
  2. Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?
  3. Nội dung nào mà bạn muốn hướng đến và lấy làm trọng tâm cho hệ thống Website của bạn?

Hãy trả lời những câu hỏi trên trước khi bắt đầu thiết kế một hệ thống Website một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bước 02: Lập kế hoạch

Sau khi tiến hành bước thứ nhất, bạn hãy hệ thống lại những nhóm nội dung và thông tin mà mình có được với nhau và bắt đầu tiến hành lập một kế hoạch thiết kế & xây dựng Website một cách thật chi tiết. Hãy bắt đầu từ việc phác thảo sơ đồ cho hệ thống Website của mình. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra tất cả những chủ đề chính, chủ đề phụ, những trang chính, trang phụ sẽ xuất hiện trên Website của bạn.

Tiếp theo, hãy xác định nội dung cụ thể cho từng trang. Điều này sẽ giúp bạn có thể đi từ tổng quát đến chi tiết mà không bỏ sót bất kỳ yếu tố nào. Tuy nhiên, dù sơ đồ hệ thống Website của bạn có như thế nào thì hãy nhớ rằng trải nghiệm người dùng luôn là ưu tiên hàng đầu. Bạn cần phải đảm bảo các thiết kế trên Website có thể giúp người dùng cảm thấy thuận tiện và dễ dàng nhất khi truy cập, tìm kiếm thông tin. Đừng chỉ nghĩ rằng thiết kế website cho riêng bạn mà hãy nghĩ rằng bạn đang thiết kế website cho người dùng của mình.  

Bước 03: Thiết kế & Xây dựng

Giai đoạn thứ ba trong quy trình 06 bước chính là thiết kế & xây dựng hệ thống. Hãy bắt tay vào việc thiết kế giao diện cho website của bạn. Ở giai đoạn này, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  1. Đầu tiên, hãy xác định xem đối tượng mục tiêu của bạn là ai. Giao diện website dành cho các bạn trẻ chắc chắn sẽ khác hẳn so với một website dành cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính.
  2. Tiếp theo, bạn cần đảm bảo rằng các thiết kế trên website phải thống nhất với bộ nhận diện thương hiệu của công ty. Màu sắc, logo hay slogan của công ty bạn như thế nào thì website cũng phải thể hiện tương ứng như thế đó.
  3. Cuối cùng, bạn nên yêu cầu nhân viên thiết kế website của bạn đưa ra ít nhất 3 mẫu thiết kế khác nhau dựa trên những ý tưởng đã có. Điều này sẽ giúp bạn và mọi người trong công ty có thể so sánh và đánh giá chính xác hơn về những ý tưởng dành cho website của mình.

Từ những bước cơ bản trên, bạn sẽ có thể lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc thiết kế và xây dựng Website của mình.

Giai đoạn 04: Phát triển hệ thống

Giai đoạn thứ 04 chính là giai đoạn mà Website của bạn sẽ được hiện thực hóa. Trên thực tế, thì giai đoạn này có thể diễn ra song song với giai đoạn thứ 03. Ở giai đoạn này, Web Designer và Web Developer sẽ bắt đầu hiện thực hóa những ý tưởng, chức năng cần có trên hệ thống Website.

Điều quan trọng mà bạn cần lưu ý trong giai đoạn này là hãy theo sát đội ngũ thiết kế và lập trình web. Nếu như bạn có một chút kiến thức về lập trình và thiết kế, hãy đặt ra những nguyên tắc lập trình ngay từ ban đầu với đội ngũ nhân sự thực hiện dự án của mình và thường xuyên kiểm tra tiến độ, kết quả.

Hoặc nếu như bạn không có kiến thức về lập trình thì việc tốt nhất mà bạn nên làm lúc này là nhờ tới một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng Web để giúp bạn quản lý điều đó. Bởi lẽ, nếu bạn không theo sát ngay từ đầu thì những lập trình viên sẽ viết code và xây dựng Website theo cách mà họ ưa thích. Điều này dẫn đến rất nhiều vấn đề khó khăn cho bạn về sau khi phát sinh nhu cầu chỉnh sửa hay cập nhật cho hệ thống Website.

Giai đoạn 05: Kiểm tra và chỉnh sửa

Đây có thể được xem là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế và xây dựng hệ thống Web. Thường thì các công ty ở Việt Nam ít quan tâm đến giai đoạn này, do đó họ cũng không có đội ngũ Teaster cho riêng mình. Thế nhưng, việc kiểm tra sau khi Website được hình thành là điều bắt buộc bạn phải làm. Bạn không thể chắc chắn được rằng website của mình không có bất kỳ lỗi nào trong quá trình thiết kế. Nếu như không kiểm tra lại Website trước khi bắt đầu tiến hành launching và đưa ra thị trường thì bạn có thể sẽ gặp phải những phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng và rất dễ dàng đánh mất lòng tin của họ. Vì thế, bạn hãy tuyển dụng hoặc thuê ngoài ít nhất một teaster để giúp bạn làm điều này. Hãy để họ kiểm tra và chỉnh sửa cho hệ thống Website của bạn một cách hoàn mĩ và phù hợp với mong muốn của bạn nhất.

Giai đoạn 06: Bảo trì

Nhiều người nghĩ rằng quá trình thiết kế & xây dựng Website đã kết thúc ngay sau khi Web bắt đầu được tung ra thị trường. Thế nhưng, một hệ thống Website chuyên nghiệp sẽ phải trải qua thêm bước thứ 06 – Bảo trì. Cho dù Website của bạn được thiết kế, kiểm tra và chỉnh sửa kỹ càng như thế nào thì vẫn luôn có những lỗi hỏng; Không những thế, trong suốt quá trình vận hành, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều phản hồi của khách hàng và bạn cần chỉnh sửa website theo những phản hồi đó để phù hợp hơn với thị hiếu và nhu cầu chung của khách hàng. Vì vậy, hãy lập kế hoạch và định ra thời gian cụ thể để cập nhật định kỳ cho hệ thống Website của bạn. Đó có thể là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Cho dù là thời hạn bao lâu đi nữa thì hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thường xuyên bảo trì và cập nhật cho hệ thống website của mình vận hành một cách ổn định và trơn chu nhất ./.

Chúc các bạn thành công !~

Để lại một bình luận